Bạn đang ở đây

Khám phá sự khác nhau giữa công nghệ in in flexo và in offset.

27/11/2024 219

Công nghệ in Flexo là gì?

Công nghệ in Flexo (Flexography) là một phương pháp in ấn nổi bật với bản in nổi được chế tạo từ cao su hoặc polymer. Phương pháp này còn được xem là phiên bản hiện đại của kiểu in dập chữ (Letterpress). Các phần tử hình ảnh và chữ viết trên bản in được thiết kế nổi lên so với phần nền, tạo điều kiện cho quá trình truyền mực diễn ra hiệu quả. 

Máy in Flexo hiện đại thường được tích hợp hệ thống bế tự động, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất. Ngay sau khi in ấn, sản phẩm sẽ được cắt và hoàn thiện, tiết kiệm thời gian và nhân lực. Đặc biệt, công nghệ này rất phù hợp với việc sản xuất các sản phẩm có kích thước nhỏ gọn như decal, nhãn mác và sticker.

Mặc dù chất lượng hình ảnh của in Flexo có thể không đạt độ sắc nét cao như một số công nghệ in khác, tuy nhiên, công nghệ này vẫn đảm bảo độ đồng đều và màu sắc sống động nhờ việc sử dụng trục anilox với độ phân giải khoảng 150 DPI.

Nhờ khả năng tương thích với đa dạng vật liệu như giấy, bìa cứng, Flexo đã trở thành giải pháp tối ưu trong các ngành công nghiệp bao bì, nhãn mác, và nhiều loại sản phẩm . Tốc độ in ấn nhanh chóng và khả năng in liên tục trên các cuộn vật liệu dài đã góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất, đáp ứng nhu cầu của các đơn hàng lớn.

Nguyên lý hoạt động của in Flexo

In flexo sử dụng bản in linh hoạt (thường làm từ cao su hoặc nhựa photopolymer) thay vì bản in cứng như in offset. Quá trình in diễn ra qua các bước sau:

Chuẩn bị bản in: Bản in được tạo ra từ chất liệu linh hoạt như cao su hoặc nhựa photopolymer, trên đó có hình ảnh hoặc văn bản cần in. Bản in có thể tạo ra các yếu tố in ấn ở nhiều độ sâu khác nhau, cho phép tái tạo các hình ảnh chi tiết.

Truyền mực: Mực in được truyền lên bề mặt bản in qua một hệ thống con lăn mực. Mực in trong in flexo thường là mực lỏng (mực nước hoặc mực gốc dung môi).

In ấn: Bản in linh hoạt sẽ tiếp xúc trực tiếp với vật liệu in (như giấy, nhựa, vải, màng bao bì). Mực trên bản in sẽ được truyền sang bề mặt vật liệu in, tạo ra hình ảnh hoặc văn bản.

Gia công sau in Sau khi in offset, kỹ thuật viên in ấn sẽ thực hiện đến bước cuối cùng để hoàn thiện bản in offset đó là quá trình gia công sau in. Một số kỹ thuật tạo hiệu ứng bề mặt bao bì bắt mắt như ép nhũ, dập chìm, dập nổi, cán màng, phủ UV, phủ vecni… cấn bế theo yêu cầu... Để đảm bảo quá trình in offset không xảy ra lỗi và phải tiến hành in lại, kỹ thuật viên in ấn phải thực sự tỉ mỉ trong các bước, để tạo nên bản in chất lượng.

So sánh in flexo và in offset.

Có thể nói rằng, in offset và in flexo hoạt động theo hai nguyên lý hoạt động riêng biệt nhưng đều được đánh giá cao và được nhiều người lựa chọn. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nổi bật . Việc so sánh in flexo và in offset sẽ giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn về hai kỹ thuật in này cũng như lựa chọn được kỹ thuật in phù hợp nhất cho bạn. 

 

 

 

 

In flexo

 

In offset

 

 

 

 

 

 

Ưu điểm

  • In đc trên mọi chất liệu và loại giấy khác nhau
  • In đơn giản, số lượng lớn
  • Giá thành rẻ hơn so vs in offset
  • Mực khô nhanh, dễ điều chỉnh Không bị lem màu,
  • Mực in bám màu rất tốt.
  • Phù hợp vs in số lượng lớn
  • Chất lượng hình ảnh in cao, chuẩn, màu sắc đẹp, sắc nét, ko bị nhòe, phù hợp vs các sản phẩm yêu cầu cao về bao bì
  • Công nghệ in hiện đại, chính xác, tiết kiệm thời gian
  • Mỗi màu có bản in riêng, giúp in phù hợp, nhanh chóng
  • có thể kết hợp thêm được công nghệ phủ, cáng màng PE bóng/ mờ hoặc in nhũ, gia tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
  • Máy in Offset được vận hành tự động, điều khiển hoàn toàn qua màn hình cho hiệu suất cao, thời gian in nhanh, đẩy nhất được tiến độ.

 

 

 

 

 

 

 

Nhược điểm

  • Các thiết bị và bản in photopolymer thường có giá thành cao,nếu in số lượng ít thì kinh phí khá cao
  • Flexo có độ phân giải thấp hơn, hạn chế trong việc tái tạo các chi tiết hình ảnh nhỏ và phức tạp.
  • Việc đạt được màu sắc chính xác và đồng đều trên các sản phẩm in Flexo đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao.
  • Chỉ tích hợp cho việc in công nghiệp vs số lượng lớn
  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì tiếp xúc trực tiếp vs mực in

.

  • Giá thành cao hơn so với khi Flexo, không thích hợp in số lượng ít
  • Các bản in kẽm nếu ko đc bảo quản đúng cách dễ gây hư hỏng

 

Bao bì BT Đông Dương hy vọng rằng những so sánh cơ bản về hai kỹ thuật in này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn khi lựa chọn phương pháp in cho sản phẩm của mình. Việc hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng kỹ thuật sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí, chất lượng và thời gian sản xuất trong quá trình thiết kế và sản xuất bao bì.

 

Tags

Khách hàng tiêu biểu

iconfix
0984.18.20.30